Close
  • News

    25 January, 2018

    BẢN TIN PHÁP LUẬT SỐ 01 NĂM 2018

    LĨNH VỰC THUẾ

    1. Chính phủ ban hành 10 Nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam với các nước

    Chính phủ đã ban hành 10 Nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định Thương mại, cụ thể:

    – Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2018 – 2022 tại Nghị định 149/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

    – Nghị định 150/2017/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là Nhà nước Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các nước thành viên giai đoạn 2018 – 2022.

    – Nghị định 153/2017/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2018 – 2022.

    – Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Chi Lê giai đoạn 2018 – 2022 tại Nghị định 154/2017/NĐ-CP của Chính phủ;

    – Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2018 – 2023 tại Nghị định 155/2017/NĐ-CP của Chính phủ;

    – Hiệp định thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn  2018 – 2022 tại Nghị định 156/2017/NĐ-CP của Chính phủ;

    – Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2018 – 2022 tại Nghị định số 157/2017/NĐ-CP của Chính phủ;

    – Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Ôt-xtrây-lia – Niu Di-lân giai đoạn 2018 – 2022 tại Nghị định 158/2017/NĐ-CP của Chính phủ;

    – Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ giai đoạn 2018 – 2022 tại Nghị định 159/2017/NĐ-CP của Chính phủ;

    – Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2018 – 2023 tại Nghị định 160/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

    10 Nghị định nêu trên có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

    2. Công văn số 81804/CT-TTHT ngày 21/12/2017 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc trả lời chính sách thuế

    Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTC, đối với doanh nghiệp hưởng ưu đãi theo điều kiện địa bàn thì thu nhập được ưu đãi chỉ bao gồm thu nhập phát sinh từ hoạt động SXKD trên địa bàn ưu đãi. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi theo điều kiện địa bàn (khu công nghiệp), có ký hợp đồng thuê gia công sản phẩm ở bên ngoài và không thực hiện thêm bất kỳ công đoạn nào trước khi bán ra thì doanh thu từ sản phẩm này bị xem là phát sinh ngoài địa bàn ưu đãi và không được ưu đãi thuế.

    3. Công văn số 70138/CT-TTHT ngày 30/10/2017 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc trả lời chính sách thuế

    Theo quy định tại khoản 2.30 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, các khoản phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, mừng ngày lễ tết, trợ cấp cho người về hưu, mất sức… nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và tổng mức chi không vượt quá 1 tháng lương bình quân/năm thì được hạch toán toàn bộ. Tuy nhiên, ngoài các điều kiện nêu trên thì còn phải đáp ứng thêm quy định là các khoản này không phải chi từ nguồn quỹ phúc lợi, nếu đã lấy quỹ phúc lợi để chi trả thì không được hạch toán thêm vào chi phí (Công văn số 158/TCT-CS ngày 12/1/2017).

    4. Công văn số 10048/CT-TTHT ngày 13/10/2017 của Cục Thuế TP. HCM về thuế TNCN

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC , về nguyên tắc, Công ty không được cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các lao động đã ủy quyền quyết toán thay. Tuy nhiên, trường hợp sau khi quyết toán thuế, Công ty phát hiện mất giấy ủy quyền của một số lao động thì không phải điều chỉnh lại quyết toán, nhưng phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 3 Mục II Công văn số 801/TCT-TNCN ngày 2/3/2016.

    5. Công văn số 79002/CT-TTHT ngày 6/12/2017 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc sử dụng hóa đơn điện tử

    Doanh nghiệp nếu muốn sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng thì phải đáp ứng các điều kiện khởi tạo và phát hành hóa đơn điện tử quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2011/TT-BTC . Việc lập hóa đơn điện tử có số dòng hàng nhiều hơn 1 trang được thực hiện tương tự như lập hóa đơn tự in quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

    Về chữ ký của người mua, theo Công văn số 2402/BTC-TCT ngày 23/2/2016, nếu các bên có đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh hoạt động mua bán hàng hóa thì người mua được miễn ký hóa đơn. Đối với hóa đơn giấy chuyển đổi từ hóa đơn điện tử để làm chứng từ lưu thông hàng hóa, bắt buộc phải có đủ chữ ký và con dấu của bên bán (khoản 1 Điều 12 Thông tư 32/2011/TT-BTC ). Khi sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp vẫn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn theo quy định tại Điều 17 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

    XUT NHP KHU

    6. Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

    Nghị định quy định chi tiết về điều kiện cho phép doanh nghiệp FDI được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa và các dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

    Một trong những quy định mới đáng lưu ý tại Nghị định này là gỡ bỏ yêu cầu phải xin cấp phép quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp FDI chỉ phải xin giấy phép khi kinh doanh các hoạt động quy định tại Điều 5 Nghị định này, gồm: quyền phân phối bán lẻ, quyền phân phối bán buôn, dịch vụ logistics, xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, thương mại điện tử…

    Ngoài ra, phạm vi thực hiện quyền xuất khẩu của doanh nghiệp FDI cũng được mở rộng hơn thông qua việc cho phép xuất khẩu cả hàng đặt gia công tại Việt Nam (Điều 7). Thêm nữa, Nghị định mới có quy định một số điều kiện cho phép doanh nghiệp FDI được kinh doanh các mặt hàng chưa cam kết trong WTO, như dầu, mỡ bôi trơn, gạo, đường, sách, báo, …

    Về thủ tục cấp phép, nếu như trước đây thẩm quyền cấp giấy phép là UBND tỉnh thì nay chuyển sang Sở Công thương.

    Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2018 và thay thế Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007.

    7. Công văn số 3229/GSQL-GQ2 ngày 18/12/2017 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thủ tục hải quan

    Liên quan đến chính sách và thủ tục hải quan đối với hàng gia công, SXXK, Tổng cục Hải quan yêu cầu doanh nghiệp nghiên cứu thực hiện theo các quy định sau:

    + Về chính sách thuế: áp dụng theo khoản 6, khoản 7 Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 và Điều 10, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP .

    + Về điều kiện và thủ tục hải quan: thực hiện theo mục 1 Chương VI Luật Thương mại 2005, mục 1 Chương 6 Nghị định 187/2013/NĐ-CP, mục 4 Chương 3 Luật Hải quan 2014, mục 6 Chương 3 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Chương III Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    + Về thủ tục đăng ký XNK qua biên giới, cửa khẩu phụ: thực hiện theo Điều 4, Điều 5 Thông tư 34/2016/TT-BCT.

    Đối với các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan tham khảo quy định tại Điều 83 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

    8. Công văn số 8382/TCHQ-GSQL ngày 25/12/2017 của Tổng cục Hải quan về việc tăng cường công tác kiểm tra xuất xứ

    Liên quan đến việc xem xét C/O để cho hưởng thuế FTA, Tổng cục Hải quan lưu ý cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây thì mới được chấp nhận:

    – Có khai báo rõ việc nộp C/O trên tờ khai hải quan. Cụ thể, nếu nộp ngay C/O thì khai báo số tham chiếu và ngày cấp. Nếu nợ C/O thì khai báo rõ việc nộp bổ sung.

    – C/O được cấp đúng thể thức như mẫu C/O quy định tại các Thông tư của Bộ Công thương. Riêng C/O Form AK cấp sai thể thức quy định tại Thông tư 20/2014/TT-BCT, nếu phát sinh trước ngày 11/10/2017 thì được xem xét chấp nhận.

    – Thông tin khai báo trên C/O phải tuân thủ đúng các quy định cụ thể sau:

    + Nếu C/O có hóa đơn nước thứ ba/bên thứ ba thì tại ô số 7 phải ghi tên và nước của công ty phát hành hóa đơn.

    + Phải có chữ ký của người xuất khẩu trên C/O.

    + Đối với C/O có hóa đơn bên thứ ba, C/O giáp lưng, C/O cấp sau,…phải khai báo bằng cách đánh dấu trên ô tương ứng (hoặc khai báo dòng chữ “issued retroactively” đối với C/O cấp sau trong một số mẫu C/O”).

    + Đối với C/O Form E, tại ô số 1 phải khai báo thông tin của người xuất khẩu, không được khai thông tin của người được ủy quyền.

    + Nếu C/O được cấp cho nhiều mặt hàng thuộc nhiều mã HS khác nhau, phải thể hiện chi tiết tiêu chí xuất xứ, số lượng, trị giá của từng mặt hàng.

    + Đối với hàng hóa được quá cảnh qua nước trung gian, phải có chứng từ chứng minh hàng hóa được đảm bảo nguyên trạng và có vận đơn chở suốt.

    Hướng dẫn tại Công văn này được áp dụng kể từ ngày ban hành Công văn (tức ngày 25/12/2017). Tuy nhiên, các lô hàng nhập khẩu trước đó vẫn có thể bị tra soát lại.

    9. Công văn số 8206/TCHQ-TXNK ngày 15/12/2017 của Tổng cục Hải quan về việc triển khai nộp thuế và thông quan 24/7

    Công văn thông báo kể từ ngày 19/12/2017, Cổng thanh toán điện tử và thông quan 24/7 đã được nâng cấp, bổ sung thêm các chức năng sau cho doanh nghiệp:

    – Chức năng “thanh toán theo 2 bước (bước lập chứng từ và bước duyệt lệnh thanh toán)”.

    – Chức năng “ủy quyền nộp thuế thay”.

    – Trường hợp lệnh thanh toán từ Cổng thanh toán điện tử không chuyển sang Cổng thanh toán của ngân hàng, sẽ được phản hồi rõ “hệ thống ngân hàng chưa tiếp nhận”, thay vì trước đây phản hồi chưa rõ ràng “tình trạng khác”.

     Y DƯỢC

    10. Thông tư 01/2018/TT-BYT về ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc

    Theo đó, các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khi dùng thuốc phải ghi trên nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc gồm:

    – Dòng chữ: “Để xa tầm tay trẻ em”, “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”;

    – Đối với thuốc kê đơn:

    + Trên nhãn bao bì ngoài: ghi ký hiệu “Rx” tại góc trên bên trái của tên thuốc và dòng chữ “Thuốc kê đơn”;

    + Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc: ghi ký hiệu “Rx” tại góc trên bên trái của tên thuốc; ghi dòng chữ “Thuốc này chỉ dùng theo đơn thuốc”;

    – Đối với thuốc phải kiểm soát đặc biệt hoặc thuốc khác:

    + Thuốc thuộc danh mục thuốc độc theo quy định phải ghi dòng chữ khuyến cáo “THUỐC ĐỘC”;

    + Thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo ghi dòng chữ: “Thuốc viện trợ, không được bán”.

    – Dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khác đối với từng loại thuốc:

    + Thuốc nhỏ mắt, tra mắt ghi dòng chữ: “Thuốc nhỏ mắt” hoặc “Thuốc tra mắt”;

    + Thuốc dùng ngoài da phải ghi dòng chữ: “Thuốc dùng ngoài”…

    11. Công văn 15/QLD-KD về việc đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân dịp trong Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018

    Theo đó, Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh thuốc trên địa bàn tổ chức các địa điểm trực bán thuốc 24/24 giờ và phải công bố thông tin rộng rãi. Phân công cán bộ chuyên trách trực 24/24 giờ trong các ngày nghỉ Tết Nguyên đán để theo dõi, nắm bắt tình hình và đảm bảo cung ứng thuốc trên địa bàn.

    Ngoài ra, Cục Quản lý Dược còn cung cấp 2 số điện thoại (24/24giờ) để giải quyết kịp thời khó khăn và vướng mắc trong việc cung ứng thuốc phục vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh:

    – Ông Phan Công Chiến, trưởng phòng Quản lý Kinh doanh Dược, điện thoại 0913510464;

    – Ông Nguyễn Huy Ngọc, cán bộ phòng Quản lý Kinh doanh Dược, điện thoại 0904190240.